TRANH SƠN MÀI CAO CẤP – SALE OFF 30 % – TRÊN TOÀN QUỐC

Quy trình làm tranh sơn mài 

TRANH SƠN MÀI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 

-15%
-11%
2,800,000VND 2,500,000VND
-11%
2,800,000VND 2,500,000VND
-14%
2,900,000VND 2,500,000VND
-92%
39,000,000VND 3,200,000VND
-92%
39,000,000VND 3,200,000VND
-30%
6,400,000VND 4,500,000VND
-11%
950,000VND 850,000VND
-17%
1,500,000VND 1,250,000VND
-10%
1,950,000VND 1,750,000VND
-18%
-23%
3,500,000VND 2,700,000VND
650,000VND

– Xem Thêm Tranh Sơn Mài – 

Tranh liễng thờ cửu huyền thất tổ

-23%
-23%
-23%
-23%
-20%
22,000,000VND 17,500,000VND
-18%
22,000,000VND 18,000,000VND
-18%
22,000,000VND 18,000,000VND
-18%
22,000,000VND 18,000,000VND
-7%
5,800,000VND 5,400,000VND
-8%
5,900,000VND 5,400,000VND
-8%
-8%
5,900,000VND 5,400,000VND
-8%
5,900,000VND 5,400,000VND
-25%
12,000,000VND 9,000,000VND
-9%
-21%
-13%
-13%

Xem Thêm Tranh Thờ cúng  

tranh gỗ khảm trai - cẩn ốc

Xem Thêm Sản Phẩm 

Làng Sơn Mài – Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Từ đường trục quốc lộ 1A cũ, đến gần cầu Quán Gánh, rẽ trái vào đường liên xã Duyên Thái, qua cầu chui dân sinh tới Làng nghề thủ công truyền thống sơn mài Hạ Thái. Ngày xưa, làng có tên là Cự Tràng trang, năm 1870 đổi tên là làng Đông Thái và đến đầu thế kỷ XX thì chính thức mang tên là làng Hạ Thái.

Tương truyền, nghề sơn Hạ Thái có từ khoảng thế kỷ XVII, lúc đó mới chỉ là nghề sơn đồ nét. Tuy không phải là phường đất tổ nghề sơn của Việt Nam, nhưng phường sơn Hạ Thái ngày trước được trọng dụng vì có nhiều thợ tài hoa, khéo léo, sáng tạo. Đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre… và đặc biệt, là đưa kỹ thuật mài vào, tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai… vẽ trên nền vóc màu đen.

Cũng trong giai đoạn này, làng Hạ Thái có cụ Đinh Văn Thành, là giảng viên Trường Mỹ thuật Đông Dương được mời sang Pháp dự thi đấu xảo Paris về nghệ thuật tranh sơn mài. Sau này, cụ cải tiến từ sơn dầu để đưa nghề sơn mài về làng. Kể từ năm 1955 đến nay, nghề sơn mài làng Hạ Thái đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng nhìn chung ngày càng phát triển bền vững. Năm 1955, làng tập hợp những người thợ giỏi lập nên nhóm sơn mài Thanh Hà gồm 15 thành viên. Đến năm 1959, nhóm đổi tên thành HTX sơn mài Thanh Hà. Năm 1961, Thanh Hà được đổi tên thành HTX tiểu thủ công nghiệp sơn mài Bình Minh chuyên sản xuất tranh sơn mài xuất sang các nước Đông Âu.

Thời kỳ hoàng kim của HTX là những năm 1983 đến 1985, HTX có tới 641 xã viên và phải giải thể sau khi các nước Đông Âu sụp đổ. Giai đoạn khó khăn, nhiều người không trụ lại được với nghề, nhưng cũng có những người coi nghề như máu thịt, nên đã tìm mọi cách để giữ nghề và phát triển rực rỡ như ngày hôm nay. Từ khi cơ chế thị trường mở ra, làng nghề lại phát triển nhưng chủ yếu là các hộ gia đình. Năm 1990, làng có 4 tổ sản xuất là Thành Sơn, Mỹ Thái, Minh Khai và Mai Hương. Năm 1994, 2 tổ sản xuất đã trưởng thành, lập doanh nghiệp tư nhân Thành Sơn và Mỹ Thái, thu hút hàng trăm lao động lành nghề. Đến nay, Hiệp hội Sơn mài Hạ Thái đã có 125 hội viên. Tính chung cả làng nghề Hạ Thái có 800 hộ dân, trong đó có tới gần 90% hộ dân làm nghề sơn mài với khoảng 1.600 lao động và hàng ngàn lao động vệ tinh tại các làng lân cận. Hạ Thái được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề năm 2001. Mỗi năm, Hạ Thái sản xuất hàng triệu sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã khẳng định được thương hiệu không chỉ nhờ uy tín, chất lượng luôn bóng, mịn, đẹp, độ bền cao, mà còn kết tinh dấu ấn của bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ tài hoa.

Sự ổn định của làng nghề cùng với việc bảo tồn những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của sản phẩm đã góp phần để Hạ Thái trở thành một trong hai làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong cả nước được Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn làm điểm chiến lược phát triển làng nghề bền vững đến năm 2010.

.